NGÀNH CHẾ BIẾN CHẾ TẠO LÀ ĐỘNG LỰC CHÍNH CHO TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành công thương, tổ chức ngày 15/1 tại Hà Nội, Bộ Công Thương cho biết, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực xuất khẩu, cung cầu hàng hóa trong nước được đảm bảo, hội nhập kinh tế quốc tế đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ta trên trường quốc tế thì lĩnh vực sản xuất công nghiệp cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực. 

* Sản xuất công nghiệp là động lực 

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2017, sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng trưởng mạnh và là động lực chính cho sự tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trong năm 2017.

Theo đó, với mức tăng 9,4%, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 đã vượt rất xa so với năm ngoái (ở mức 7,4%) và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm (tăng 7,1 - 8%). Trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng 14,5% trong năm 2017, cao hơn rất nhiều so với mức tăng 11,2% của năm 2016 và mức 10,5% của năm 2015. 

Việc cung ứng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cả nước được bảo đảm với mức tăng cả năm 9,4%, thấp hơn mức 10 – 10,5% dự kiến đầu năm 2017. Nguyên nhân là do năm 2017, thời tiết mát mẻ và kết quả của quá trình áp dụng các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả nên nhóm điện phục vụ cho sinh hoạt và quản lý tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng sản lượng điện tiêu thụ cho khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì tốc độ tốt. 

“Tình hình tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục duy trì xu hướng tăng, chỉ số tiêu thụ của toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tính đến hết tháng 11/2017 tăng 13,6% (cao hơn nhiều so với mức 8,5% của năm 2016). Nhiều ngành đã có mức tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm đạt mức 2 con số như sản xuất đồ uống; dệt, sản xuất trang phục, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất thuốc và hóa dược... tạo động lực thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói. 

Thực tế cho thấy, sản xuất trong nước đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội, kể cả các hàng hóa thông dụng và hàng hóa thiết yếu. Ghi nhận chỉ số PMI các tháng trong năm 2017 luôn cao hơn 50 điểm với sự đóng góp của các ngành điện tử, dệt, thép, ô tô... 

Ngoài ra, ngành cơ khí đã từng bước làm chủ công tác thiết kế, chế tạo kết cấu thép, và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Tỷ trọng công nghiệp ngành khai khoáng tiếp tục giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành. 

"Điều này không chỉ trực tiếp góp phần vào bảo đảm hoàn thành mục tiêu chung của toàn ngành công nghiệp năm 2017 mà quan trọng hơn đã và đang cho thấy quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp đang đi đúng hướng và có những chuyển biến tích cực," Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm. 

Nhờ sự lan tỏa trên, đã giúp tồn kho của ngành công nghiệp chuyển biến tích cực, theo ghi nhận của Bộ Công Thương, các sản phẩm công nghiệp tiếp tục duy trì mức thấp hơn so với mức tăng của 2016, chỉ số tồn kho toàn ngành chế biến chế tạo tại thời điểm 1/12/2017 tăng 8% (cùng kỳ tăng 8,3%).

Hotline tư vấn miễn phí: 0976365079
Hotline: 0976365079
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0976365079 SMS: 0976365079

CÔNG TY TNHH HIMAC

PHỄU RUNG CẤP PHÔI BÌNH DƯƠNG

MÁY LẮP RÁP TỰ ĐỘNG